Take part in our #BuiltWithBitcoin initiative to equip Kenya, Nigeria, and South Africa with food and supplies against COVID-19.

Nhà sử kinh tế học Niall Ferguson: Bitcoin đang giành chiến thắng cuộc cách mạng tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19

Nhà Lịch sử Kinh tế học, thành viên cao cấp Viên Hoover thuộc Đại học Stanford, ông Niall Ferguson nói rằng Bitcoin đang giành chiến thắng trong cuộc các mạng tiền tệ thời Covid-19 này. Ông gọi tiền ảo là một nơi tuyệt vời để người giàu lưu trữ tài sản của họ. Ferguson cũng nói rằng khả năng phục hồi của bitcoin đã buộc các nhà phê bình cũng như các nhà đầu tư tổ chức phải thay đổi quan điểm của họ về đồng tiền điện tử hàng đầu này.

Xu hướng hạn chế sử dụng tiền mặt

Ông Ferguson có kể đến Nouriel Roubini, một thành viên trong nhóm nhà báo tài chính vốn có thành kiến với Bitcoin đã thay đổi suy nghĩ của mình. Trong một lần phát biểu, ông Ferguson giải thích rằng trước dịch Covid-19, một cuộc cách mạng tài chính đã diễn ra và tiền mặt là nạn nhân gánh chịu hậu quả nặng nhất.

Để củng cố cho niềm tin của mình rằng có một cuộc cách mạng tài chính đang diễn ra, nhà sử kinh tế học cho biết rằng “ở một vài nơi trên thế giới – không chỉ Trung Quốc mà cả Thụy Điển – tất cả các khoản thanh toán hiện nay đều là điện tử”. Ở Mỹ, giao dịch bằng thẻ ghi nợ đã vượt qua giao dịch tiền mặt từ năm 2017. Ở Mỹ Latinh và các vùng châu Phi, tiền mặt đang dần nhường chỗ cho thẻ và tiền trong các ứng dụng ví điện tử.

Tuy nhiên, ông Ferguson nói rằng dịch Covid-19, cũng giống như các cuộc đại dịch trước đó trong quá khứ, đã dẫn đến cuộc cách mạng tiền tệ hiện tại. Ferguson đã so sánh tài sản kỹ thuật số với đồng đô-la Mỹ và vảng để chứng minh rằng bitcoin hiện là một hàng rào chống lạm phát tốt hơn hết.

Khi so sánh, ông Ferguson nói “tỷ giá giao ngay (spot index) của đô là giảm 4% kể từ ngày 1 tháng 1. Ngược lại, vàng tăng 15% nếu quy đổi giá theo đô-la. Nhưng bitcoin thì tăng đến 139% tính đến thời điểm hiện tại.”

Tiếp theo, nhà sử kinh tế học giải thích các yếu tố đằng sau thành công của bitcoin như sau:

“Bitcoin chỉ mất 10 tháng để đạt được điều vốn phải cần 10 năm để hoàn thành. Nó khiến những người chưa từng mạo hiểm buộc phải thử vì đơn giản là nó hoạt động cả khi ngân hàng đóng cửa. Thứ hai, cũng là kết quả, đại dịch đã làm cho chúng ta chú ý tới với việc giám sát tài chính và gian lận tài chính nhiều hơn. Cả hai xu hướng này đều tốt cho bitcoin.”


Vàng kỹ thuật số

Ngay tại thời điểm bitcoin lao dốc vào cuối năm 2017 đến 2018, ông Ferguson vẫn khẳng định rằng bitcoin sẽ không bao giờ về 0 và ông thậm chí còn một lần nữa nhấn mạnh quan điểm này trong một cuốn sách của mình. Ông viết trong sách rằng “bitcoin đã tự biến nó trở thành một kho lưu trữ giá trị và tài sản đầu tư mới – một loại ‘vàng kỹ thuật số’ có tính linh hoạt cao, tổng khối lượng được công bố sẵn và tính tương quan với các loại tài sản khác thấp. 

Thêm vào đó, nhà sử kinh tế học cũng đề cập đến việc bitcoin được các cá nhân giàu có và các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ. Chính điều này đã dẫn đến việc bitcoin tăng giá vùn vụt phá vỡ mức cao nhất từng có. Trước đây, ông Ferguson đã từng lập luận rằng “nếu tập thể các triệu phú quyết định chỉ nắm giữ 1% tài sản của họ dưới dạng bitcoin,” thì giá sẽ đạt mốc $75,000.

Ông Ferguson cũng thừa nhận rằng bitcoin có 3 khuyết điểm rõ ràng, chúng bao gồm chi phí giao dịch “không hề thấp”, thông lượng giao dịch thấp và sẽ khó để nó được chấp nhận là một phương thức thanh toán. Tuy nhiên, những nhược điểm này không phải là vấn đề gì so với hai tính năng độc đáo nhất của bitcoin: sự khan hiếm và tính chủ quyền.

Dịch từ news.bitcoin.com

Chia sẻ bài viết